Ghi chú Antiochos X Eusebes

  1. Một số ngày tháng trong bài được đề cập đến dựa trên lịch Seleukos được chỉ định khi hai năm khác nhau có một dấu gạch chéo ngăn cách chúng. Mỗi năm Seleukos bắt đầu vào cuối mùa thu của một năm Tây lịch; do đó, một năm Seleukos thường chồng lên hai năm Tây lịch.[1]
  2. Vị tu sĩ và sử gia thế kỷ VI Ioannes Malalas viết rằng, sau cuộc chiến giữa Antiochos VII với Đế quốc Parthia, một công chúa Parthia tên là Brittane đã kết hôn với Antiochos IX, con trai của Antiochos VII để chấm dứt cuộc chiến.[12] Tác phẩm của Malalas được các học giả coi là không đáng tin cậy,[13] Tuy nhiên, giữa cái chết của Cleopatra IV và cuộc hôn nhân của Antiochos IX và Cleopatra Selene là một cách biệt 16 hoặc 17 năm; Sẽ rất kỳ lạ khi nhà vua không tái giá trong suốt thời kỳ này.[14]
  3. Một số nhà nghiên cứu ngày nay như David Levenson hay Thomas Martin giải thích ngoại hiệu Eusebes thực chất là một danh hiệu chính thức của nhà vua mà sau đó được người Syria sử dụng để chế nhạo ông, điều này đã dẫn đến câu chuyện mà Appianos kể.[36]
  4. Một số yếu tố ủng hộ việc chân dung Antiochos X được khắc lên những đồng tiền đúc ở thành phố tự trị Mopsuestia. Đầu tiên, thành phố này tích cực chống đối Seleukos VI, và vị vua nói trên đã bị Antiochos X đánh bại, khiến việc vị vua này sau khi lên ngôi đã ban cho thành phố đăc quyền tự trị là điều dễ hiểu. Thứ hai, hai trong số những đồng tiền đó chứa thứ có vẻ như là chữ lồng AKZ, có nghĩa là năm Seleukos 224, tức 89/88 TCN theo Tây lịch, nhưng chữ lồng không được giải thích một cách chắc chắn. Năm này nằm trong phạm vi trị vì của Antiochos X. Von Aulock đã không xác nhận danh tính của người này vội và để lại không gian mở cho khả năng nhà vua được miêu tả trên thực tế là Seleukos VI, hoặc thậm chí có thể không phải là một vị vua Syria.[45] Thay vào đó, bức chân dung có thể là của một vị thần hoặc một vị anh hùng nào đó.[46]
  5. Ascalon, mặc dù không thuộc thẩm quyền trực tiếp của vương quốc Seleukos, lại đúc tiền đúc mang chân dung nhà vua. Một đồng xu có niên đại từ năm 12 sau khi Ascalon giành quyền tự chủ, tức năm 222 SE (91/90 TCN), mang một bức chân dung một vị vua giống Antiochos X. Nhà nghiên cứu tiền cổ Arnold Spaer cho rằng điều đó là có thể, mặc dù ông không khẳng định điều đó.[49]
  6. Người xây dựng cũng có thể là Antiochos IX; Theo Malalas, vua Antiochos Philopator đã xây dựng thư viện đó với số tiền còn lại được dành cho mục đích này bởi một thương nhân người Syria tên Maron, người đã chết tại Athens. Ba vị vua nhà Seleukos mang ngoại hiệu Philopator: Antiochos IX, Antiochos X và Antiochus XII. Nhưng chắc chắn là Antiochus XII không thể là người xây dựng vì ông chỉ cai trị Damascus và chưa bao giờ nắm quyền kiểm soát Antiochia.[50]
  7. Theo ghi nhận của nhà sử học thế kỷ II Cassius Dio, một người tên "Seleukos", người đã trở thành chồng của Berenice IV vào năm 58 TCN, về sau đã bị chính vợ mình hạ sát.[68] Nhà sử học thế kỷ I TCN Strabo có đề cập đến một người đàn ông mang ngoại hiệu "Kybiosaktes" (nghĩa là "người buôn cá biển"), tự nhận mình là một hoàng tử nhà Seleukos và đã kết hôn với Berenice IV, người về sau có lẽ đã giết chồng mình.[68] Theo Eusebius, người đã sử dụng tác phẩm của nhà sử học thế kỷ IIIPorphyry làm tài liệu, Antiochos X bản thân cũng đã ngỏ ý muốn cưới Berenice IV nhưng đã đổ bệnh qua đời.[69] Kết hợp các tài liệu của Cassius Dio và Strabo, nhà sử học Alfred Bellinger đặt tên cho chồng của Berenice IV là "Seleukos Kybiosaktes".[68] Sự giống nhau của các ghi chép Dio Cassius và Strabo chỉ ra rằng cả hai đang đề cập đến cùng một người; các học giả hiện đại xác định người con khuyết danh của Antiochos X và Cleopatra Selene chính là Seleukos Kybiosaktes.[64]
  8. Các đồng tiền dân sự được làm bằng đồng và được đúc cho đến tận năm 69 TCN; chúng được sản xuất cùng với các đồng tiền hoàng gia, bằng chứng là tiền của những người kế vị Antiochos X trong thành phố, Demetrios III và Philippos I, được làm bằng bạc, cho thấy rằng việc phát hành tiền bạc vẫn là một đặc quyền của hoàng gia.[72]
  9. Công thức Esty được phát triển bởi nhà toán học Warren W. Esty; nó là một công thức toán học có thể tính toán số lượng khuôn rập tiền tương đối được sử dụng để tạo ra một chuỗi tiền xu nhất định. Tính toán có thể được sử dụng để đo lường sản lượng tiền được phát hành của một vị vua nhất định và qua đó có thể ước tính thời gian trị vì của ông ta.[73]
  10. Bản thảo Codex Leidensis (Lugdunensis) có dòng chữ Γαλιχηνών (được nhà sử học người Anh thế kỷ XVII William Whiston phiên âm là Gileadites trong bản dịch tác phẩm của Iosephus sang tiếng Anh của ông) như là tên của bộ tộc của Laodike.[34][26] Tên từ bản thảo rõ ràng bị hư hỏng và bị biến dạng theo thời gian; von Gutschmid đã xác định Laodike được Josephus nhắc đến là nữ hoàng Commagene và sửa Gilead thành Kαλλινιχηνών (nghĩa là dân chúng thành Callinicos, tức là Raqqa, Syria ngày nay).[86][85] Kuhn, trích dẫn phản đối nhà khảo cổ học Otto Puchstein về việc nhận dạng của von Gutschmid, đã nghi ngờ cách phiên âm Kαλλινιχηνών của von Gutschmid, và lưu ý rằng cái tên được đặt để chỉ Raqqa xuất hiện muộn hơn nhiều so với thời kỳ Antiochos X.[87] Sử gia Josef Dobiáš (cs) lưu ý rằng, cho dù cái tên Callinicos bắt đầu được dùng để chỉ Raqqa khi nào đi chăng nữa, thành phố này vẫn chưa chắc đã từng thuộc về Commagene.[88]
  11. Eusebius đã ban cho Tigranes một triều đại mười bảy năm ở Syria. Do đó, dựa theo tư liệu này thì Tigranes đã chinh phục đất nước này vào năm 86 TCN.[89] Dựa trên một số lập luận mâu thuẫn với ghi chép của Appianos, Hoover cho rằng Tigranes tới tận năm 74 TCN mới xâm lược Syria.[90]
  12. Theo quan điểm của nhà nghiên cứu tiền cổ Edgar Rogers, Philippos I có thể đã cai trị Antiochia ngay sau Antiochos XI,[96] nhưng không thể khẳng định rằng Philippos I đã từng chiếm giữ thủ đô bất cứ lúc nào trước khi anh em họ của ông là Antiochus X qua đời và trước anh trai của ông là Demetrios III; điều này sẽ mâu thuẫn với cả bằng chứng tiền cổ và tư liệu cổ đại, vì không có nguồn tin nào cho thấy Demetrios III đã đánh đuổi Philippos I ra khỏi Antiochia.[74]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Antiochos X Eusebes http://guberman.blogspot.com/2009/09/greeceseleuci... http://www.instonebrewer.com/TyndaleSites/Egypt/pt... http://www.instonebrewer.com/TyndaleSites/Egypt/pt... http://www.instonebrewer.com/TyndaleSites/Egypt/pt... http://www.instonebrewer.com/TyndaleSites/Egypt/pt... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.perseus.tufts.edu/hopper/text?doc=Perse... http://www.iranicaonline.org/articles/antiochus-1-... //www.worldcat.org/issn/0003-8105 //www.worldcat.org/issn/0018-2311